Happy Biz hiện tại đang là doanh nghiệp với hoạt động kinh doanh hiệu quả cùng chiến lược Marketing bài bản. Happy Biz luôn khẳng định vị thế dẫn đầu của mình trong thị trường Marketing Việt Nam. Chúng ta cùng tìm hiểu hoạt động kinh doanh hiệu quả với ma trận BCG của Happy Biz thông qua bài viết “Áp dụng mô hình Boston cho phân loại khách hàng” để giúp bạn hiểu hơn về những gì mà Happy Biz đã và đang đạt được nhé!
I. Ma trận BCG là gì
Ma trận BCG viết tắt của ma trận “Boston Consulting Group”. Lý thuyết ma trận BCG được xây dựng nhằm giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược tăng trưởng thị phần cho doanh nghiệp mình bằng cách đưa các danh mục sản phẩm vào 4 nhóm, xác định vị trí của các sản phẩm này trên thị trường để đưa ra quyết định đầu tư hay loại bỏ. Ma trận boston này chúng ta sẽ phân tích các khía cạnh của ma trận tương ứng vơi trục tung và trục hoành đó là:
- Thị phần (Market Share): Thị phần của sản phẩm trên thị trường là thấp hay cao.
- Triển vọng phát triển (Market Growth):Khách hàng tiềm năng trong thị trường có triển vọng phát triển hay không.
II. Phân tích ma trận BCG – ma trận tăng trưởng thị phần
1. SBU ngôi sao
Những sản phẩm được xếp vào danh mục này có thị phần kinh tế tương đối lớn ở những ngành đang có sự tăng trưởng cao. Chúng sở hữu lợi thế trong việc cạnh tranh và còn nhiều cơ hội để phát triển lợi nhuận và tăng trưởng trong dài hạn. Ngôi sao được đánh giá cao về sự sinh lợi và tự đáp ứng được các nhu cầu về vốn. Nhưng trong khi đang hình thành thì cũng cần phải có một số lượng vốn đầu tư nhiều để giữ vững vị thế dẫn đầu.
2. SBU dấu chấm hỏi
Đây là những SBU có vị thế cạnh tranh và thị phần tương đối thấp. Nhưng chúng lại là những ngành tăng trưởng cao và rất triển vọng trong lợi nhuận và sự tăng trưởng dài hạn. SBU này có thể được trưởng thành SBU ngôi sao nếu được chú ý nuôi dưỡng vì chúng cần số lượng vốn đầu tư lớn và cần đánh giá đúng thực chất tiềm năng để có kế hoạch đầu tư đúng lúc.
3. SBU con bò sữa
Đây chính là những ngành tăng trưởng thấp nhưng có thị phần cao và vị thế cạnh tranh mạnh. Thế mạnh này xuất phát từ tiết kiệm chi phí nhờ vào quy mô đường cong kinh nghiệm. SBU này khả năng sinh lợi cao nhưng chúng lại không có cơ hội phát triển và tốc độ của sự tăng trưởng ngành rất thấp. Vì vậy nhu cầu về vốn đầu tư không quá lớn và được xem là nguồn lợi nhuận rộng rãi.
4. SBU con chó
Mức độ cạnh tranh yếu và thị phần thấp, đây là một trong những ngành tăng trưởng chậm. SBU này triển vọng rất thấp vì chúng đòi hỏi lượng đầu tư lớn nhưng chỉ để duy trì một phần thị phần rất thấp, rất ít cơ hội để đem về lợi nhuận cao.
Một chiến lược marketing phải đảm bảo tăng cường hoặc duy trì hoạt động hỗ trợ cho các sản phẩm “ngôi sao” (ngay từ thời điểm thị trường phát triển mạnh và mang lại lợi nhuận, dẫn đến việc nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập và đầu tư thêm để tăng thị phần) và “dấu hỏi” (nhằm giành thị phần cao hơn trên những thị trường hấp dẫn).Nhưng cần giảm bớt đầu tư vào “bò sữa” (khi tốc độ tăng trưởng của thị trường thấp khiến cho thị trường trở nên kém hấp dẫn đối thủ cạnh tranh), và bỏ qua hay kết thúc tất cả những sản phẩm “con chó”.
III. Ý nghĩa của ma trận boston (ma trận BCG)
- Ma trận BCG là công cụ hữu ích giúp phân bổ nguồn đầu tư cho doanh nghiệp một cách hợp lý.
- Ma trận Boston là một lát cắt nhỏ của bức tranh tổng quan về vấn đề hiện tại của doanh nghiệp.
- Ma trận Boston ít có giá trị dự báo cho tương lai.
- Ma trận Boston không quan tâm tới các khía cạnh liên quan tới môi trường bên ngoài.
- Ma trận Boston sẽ có những sai sót dựa trên những giả định được đề ra từ ma trận.
IV. Lưu ý khi sử dụng ma trận BCG
- Market Growth cũng có thể là thước đo không đầy đủ về tính hấp dẫn của thị trường.
- Market share là thước đo về khả năng tạo ra tiền của sản phẩm.
- Nếu chỉ tập trung vào Market Growth và Market share sẽ làm cho doanh nghiệp quên đi những yếu tố khác giúp tác động tới sự phát triển bền vững của sản phẩm.
- Vòng đời của các danh mục sản phẩm có thể không giống nhau và quy về một chuẩn nhất định
Kết luận
Ma trận BCG trong marketing và quản trị chiến lược, giúp cho các doanh nghiệp nói chung và Happy Biz nói riêng xác định cần phải tập trung nguồn lực phát triển vào đâu. Việc phát triển những sản phẩm thuộc nhóm “ngôi sao” và “dấu hỏi” sẽ làm tăng thị phần nhanh chóng tại một số ngành hàng. Nếu đầu tư vào những sản phẩm thuộc nhóm “bò sữa”, nhà quản lý doanh nghiệp nên chú ý đến việc làm mới sản phẩm cung cấp thông qua việc nâng cấp và hiện đại hóa nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng của sản phẩm này.
Qua những chia sẻ “Áp dụng mô hình Boston cho phân loại khách hàng”, Happy Team hy vọng rằng bạn có thể tìm được chiến lược quản lý trải nghiệm khách hàng phù hợp và hiệu quả.
- Tìm hiểu thêm nhiều hơn về Chuyên mục đào tạo tại đây