Sự thành công của các doanh nghiệp đều có “bóng dáng” của CMO. Đằng sau sự tăng trưởng của doanh nghiệp là trí tuệ rất lớn của một vị trí gọi là CMO. Đó là người đưa ra chiến lược, hoạch định và thiết kế, lên ý tưởng cho mỗi chiến dịch quảng bá doanh nghiệp.
Nói đến đây, hẳn các bạn đã biết CMO là gì rồi phải không.
Chân dung về CMO
CMO là viết tắt của cụm từ “Chief Marketing Officer”. Hay còn được gọi là Giám đốc Marketing.Đây là chức vụ quản lý cấp cao trong một công ty. Là người chịu trách nhiệm về Marketing và báo cáo trực tiếp cho giám đốc điều hành (CEO).
05 Vai trò đặt trên vai một CMO là gì?
Xây dựng và khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp
Quản trị và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp là cam kết và trách nhiệm của một CMO.
Một thương hiệu mạnh sẽ góp phần lôi cuốn người tiêu dùng và làm tăng lòng trung thành của họ. Đồng thời tạo dựng tài sản thương hiệu cho công ty. Thương hiệu là cái chúng ta không thể sờ hay cảm thấy nó. Nhưng bạn phải chắc rằng bạn có thể thấy nó trên bảng báo cáo tài chính. Đó là tài sản khổng lồ có thể gọi là “Sự tín nhiệm”, là sự cảm nhận của khách hàng về thương hiệu của công ty.
Chúng ta phải bảo vệ tài sản vô hình được gọi là “thương hiệu” với sự quan tâm thích đáng. Trong kinh doanh điều đó được gọi là đo lường tài sản thương hiệu. Thương hiệu của chúng ta đã và đang được đánh giá như một tài sản, thương hiệu mạnh sẽ làm cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán cao hơn, đồng thời tạo được sự trung thành của khách hàng.
Nắm bắt các xu hướng Marketing mới
Có hàng trăm xu hướng kinh doanh cùng tồn tại ở một thời điểm nhưng chỉ có vài xu hướng liên quan, có sức hút với doanh nghiệp của bạn. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư những khoản chi phí lớn cho những xu hướng mới vừa xuất hiện.
Bởi, lựa chọn đúng xu hướng có thể mở ra một thị trường cũng như mở rộng tệp khách hàng hoàn toàn mới. Tuy nhiên, không phải tất cả xu hướng đều có “tuổi thọ” lâu dài. Với một CMO, việc liên tục cập nhật và nắm bắt những xu hướng marketing mới là “đòn bẩy” đưa doanh nghiệp của bạn đi xa hơn.
Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing của doanh nghiệp
Đánh giá hiệu quả Marketing là cách mà doanh nghiệp đo lường các mục tiêu marketing của mình dựa trên các con số cụ thể như: tăng doanh số, doanh thu bán hàng.
Vì vậy việc đánh giá hiệu quả các chiến dịch Marketing cần được CMO xây dựng một cách chi tiết, rõ ràng. Thậm chí là trước khi các doanh nghiệp bắt đầu chiến dịch Marketing. Điều này giúp cho chiến dịch Marketing đem lại hiệu quả thành công nhất.
Một quy trình tốt sẽ kết nối các hoạt động của công ty. Kinh nghiệm của mọi người qua đó cũng được sử dụng và hỗ trợ. Đó là điều mà CMO nào cũng mong muốn đạt được. Nhưng để đạt được điều này, CMO cũng cần đạt được sự ủng hộ và góp sức của các giám đốc cấp cao cũng như các chuyên gia điều hành trong mọi bộ phận của công ty.
Thay cho lời kết
CMO luôn phải đối mặt với rất nhiều thách thức và cạm bẫy gian nguy. Họ luôn là kẻ có thái độ đứng vững trước những cám dỗ vật chất và những mối quan hệ. Nhờ đó họ mới có thể đạt được quang vinh trong sự nghiệp.